[Dung Loi Coffee ®] – Arabica và Robusta là hai dòng cà phê chính trong pha chế. Mỗi loại có một hương vị đặc trưng riêng, một mùi thơm riêng. Để trở thành một người sành cà phê thì bạn phải phân biệt được hai loại này từ hình dáng, mùi hương,…Dưới đây là phần so sánh một số thông tin nổi bật của Arabica và Robusta, bạn có thể tham khảo.
Về hình dáng
Hạt Arabica có mùi thơm, hạt to và dài hơn. Phần rảnh ở giữa có hình chữ S. Trong khi đó, Hạt Robusta nhỏ hơn, hình bầu dục hoặc tròn, rảnh ở giữa chỉ là một đường thẳng nhỏ.
Về màu sắc
Mặc dù hạt Robusta và Arabica tuy cùng nhiệt độ rang xay. Thế nhưng, hạt Robusta luôn có màu đậm hơn Arabica. Khi sử dụng để chiết xuất espresso, hạt cà phê Robusta có hàm lượng dầu thấp (10 – 11.5%) nên giúp ổn định lớp crema sau khi chiết xuất.
Về mùi vị
Cà phê Arabica thơm, mùi vị phong phú, chua và ít đắng vì chứa nhiều đường và lipit – hợp chất tạo hương vị của cà phê trong quá trình rang nên được các nước phương Tây yêu thích sử dụng. Ngược lại, cà phê Robusta đắng hơn và ít thơm hơn cà phê Arabica vì chúng có hàm lượng caffeine trong hạt Robusta cao hơn Arabica rất nhiều. Caffeine và một số loại acid khác là thành phần tạo nên vị đắng trong cà phê nên lượng caffeine càng nhiều thì cà phê sẽ càng đắng.
Về đặc điểm địa lý
Arabica thường được trồng ở độ cao từ 800m trở lên (so với mực nước biển). Những nơi có khí hậu mát mẻ từ 15 – 24 độ C, lượng mưa trung bình khoảng 1200 – 2200mm/năm là điều kiện thích hợp để trồng cà phê Arabica. Trong khi đó, những nơi có nhiệt độ từ 18 – 36 độ C, có độ cao từ 900m, lượng mưa trung bình khoảng 2200 – 3000 mm/năm sẽ phù hợp để trồng Robusta.
Về đặc điểm sinh học
Cây cà phê Arabica thích hợp trồng ở vùng núi cao, tán nhỏ, lá hình oval và có khả năng chống lạnh cao. Chỉ sau khoảng 3 đến 4 năm thì có thể thu hoạch được. Đối với Robusta thì dễ dàng thích nghi với môi trường sống. Robusta có khả năng chống bệnh gỉ sắt, sâu đục thân… Cho nên năng suất của hạt Robusta cao dù chi phí trồng thì thấp.